Các thuốc an thần – gây ngủ được xếp vào danh mục thuốc kê đơn – nhóm thuốc chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Nguyên nhân là do các thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ, có thể gây hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người dùng nếu như sử dụng sai cách. Mặc dù đã được yêu cầu kiểm soát chặt chẽ trong việc sử dụng, người bệnh vẫn có thể bị ngộ độc thuốc ngủ và nếu không được xử trí kịp thời thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc ngủ
Nhìn chung, người bệnh bị ngộ độc thuốc ngủ thường do uống quá liều thuốc, khiến nồng độ thuốc trong máu vượt qua ngưỡng gây độc. Có thể rơi vào các trường hợp sau:
+ Tự tử bằng thuốc ngủ
+ Uống quá liều do bị lệ thuộc thuốc, do không tuân theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không đủ tỉnh táo (ví dụ những người có tiền sử rối loạn tâm thần, động kinh,…)
+ Do uống nhầm
+ Do tương tác giữa thuốc với thuốc, đồ ăn, thức uống (đặc biệt là rượu, bia và các loại đồ uống có chứa cồn)
+ Do uống cùng lúc nhiều loại thuốc an thần gây ngủ với nhau
(Có thể link thêm thông tin về tương tác giữa thuốc ngủ và rượu)
Triệu chứng của ngộ độc thuốc ngủ
Các thuốc an thần gây ngủ là các thuốc có khả năng ức chế thần kinh trung ương, từ đó gây ra giảm hoặc mất các đáp ứng thần kinh. Khi thần kinh trung ương bị ức chế mạnh (vượt ngưỡng gây độc), thì các hệ cơ quan khác như tim mạch, hô hấp, cơ xương,… đều sẽ bị ảnh hưởng – và chúng ta có thể dễ dàng nhận ra các triệu chứng xảy ra trên các cơ quan này.
Triệu chứng xảy ra khi ngộ độc thuốc ngủ phụ thuộc rất nhiều vào liều dùng thuốc cũng như mức độ ngộ độc của bệnh nhân:
- Bị ngộ độc nhẹ: Bệnh nhân có dấu hiệu vật vã, chân tay quờ quạng, rung giật nhãn cầu, nói không rõ tiếng, nhìn đôi, nhìn ba,… Đôi khi bệnh nhân ngủ say, nhịp thở và mạch vẫn đều, khi bị cấu vào da hay châm kim thì còn phản ứng, các phản xạ gân và đồng tử vẫn bình thường hoặc giảm nhẹ.
- Bị ngộ độc trung bình: Bệnh nhân ngủ lịm, giảm phản xạ gân xương, nhịp thở nông, mạch chậm, thân nhiệt hạ dần, quan sát mắt thấy đồng tử co nhỏ.
- Bị ngộ độc nặng: Bệnh nhân tím tái, ngừng thở do suy hô hấp, thân nhiệt bị hạ thấp, huyết áp giảm, mạch đập chậm, giãn đồng tử và bị hồn mê sâu.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị nôn mửa, đau bụng, tiểu ra máu, thiểu niệu hoặc vô niệu, hơi thở có mùi thuốc.
Trong một số trường hợp, tình trạng ngộ độc thuốc có thể khiến chúng ta nhầm lẫn rằng bệnh nhân đang ngủ say. Điều này rất nguy hiểm bởi nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nguy hiểm và thậm chí là tử vong.
Hướng dẫn cách xử trí khi phát hiện ngộ độc thuốc ngủ
Theo các chuyên gia y tế, ngay khi phát hiện người bệnh bị ngộ độc thuốc ngủ, cần thực hiện ngay các kỹ thuật cấp cứu. Thời gian sơ cứu càng nhanh càng tốt, tốt nhất là trong vòng 30 phút tính từ khi uống chất độc. Sau 2 tiếng đồng hồ, mọi biện pháp can thiệp gần như không có giá trị giúp bệnh nhân dành lại sự sống.
Đầu tiên, phải tiến hành sơ cứu cho người bệnh nhằm tránh tình trạng ngộ độc diễn ra nặng hơn. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì cần kích thích bệnh nhân nôn bằng cách cho uống nhiều nước rồi móc họng , sau đó nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Dịch nôn cần được lưu lại để bệnh viện có thể xát nghiệm ra thành phần gây độc là gì để có thể đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Cần lưu ý là nếu bệnh nhân đang bất tỉnh, bị co giật, bệnh nhân là phụ nữ có thai, trẻ nhỏ thì cần hạn chế tối đa việc móc họng.
Trong trường hợp bệnh nhân đã bị ngừng tim, ngừng thở, thì điều đầu tiên cần làm là phục hồi lại chức năng hô hấp, tuần hoàn cho nạn nhân bằng biện pháp hô hấp nhân tạo (hay hồi sức tim phổi).Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng cần để bệnh nhân nằm ở tư thể đầu thấp, nghiêng sang một bên để tránh tình trạng dịch nôn, đờm dãi đi vào phổi gây sặc.
Sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi bệnh viện để tiến hành các biện pháp cấp cứu cần thiết.
Hiện nay, tình trạng lạm dụng dẫn đến ngộ độc thuốc an thần – gây ngủ diễn ra khá phổ biến, dẫn đến nhiều biến chứng như trụy tim mạch, suy hô hấp, viêm phổi hít sặc, suy gan, suy thận, tổn thương thần kinh,… Do đó bệnh nhân cần phải rất cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc này, chỉ được làm theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp bị lo âu hoặc mất ngủ kéo dài, thay vì tự ý sử dụng thuốc ngủ, bệnh nhân nên hướng đến sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên – các sản phẩm này thường lành tính hơn, ít các tác dụng không mong muốn hơn, đồng thời mang đến cho người bệnh giấc ngủ sinh lý tự nhiên, là điều mà các thuốc an thần gây ngủ không làm được.
Minh Thần An – Giúp tái tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên
Công dụng:
– Giúp tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên, dễ khởi đầu giấc ngủ, mang lại giấc ngủ sâu dễ chịu và cảm giác thoải mái khi thức dậy.
-Giúp an thần, trấn kinh, làm cho tinh thần thư giãn, chống trầm cảm do stress tâm lý, giảm các triệu chứng bứt rứt.
-An toàn khi sử dụng lâu dài, không gây lệ thuộc.
-Dùng chung với liệu trình tây y giúp lấy lại giấc ngủ ngon, giảm liều thuốc ngủ.
Thành phần: Cao Passiflora incarnate L. : 328mg.
Đối tượng sử dụng:
– Dùng trong các trường hợp khó ngủ, mất ngủ kéo dài gây mệt mỏi, giảm trí nhớ, kém tập trung, suy nhược thần kinh.
– Người lớn tuổi ngủ chập chờn không ngon giấc.
– Người có nguy cơ trầm cảm do stress tâm lý.
– Người thường bị lo âu, căng thẳng, bứt rứt.
– Người đang điều trị bằng thuốc ngủ.
Giá niêm yết: 250.000 VNĐ
Đóng gói: Hộp 60 viên.