Chào bạn! Một tiếng động bất ngở, một cơn ác mộng… khiến con người đều giật mình. Giật mình là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, giật mình khiến tim đập nhanh hơn, đồng thời sản sinh ra nhiều hoóc-môn Adrenaline hơn mức bình thường, giúp giảm đau và cho phép chúng ta đối mặt với hiểm nguy nếu có. Khi thức con người giật mình do những tiếng động lạ, bất ngờ đột ngột. Khi ngủ phát sinh chứng giật mình là do áp lực công việc, các bất ổn trong cuộc sống mà gọi đó là những sang chấn tâm lý gây căng thẳng tâm lý, stress… Thể hiện rõ nhất là trong giấc ngủ, những người có tâm lý căng thẳng thường mơ thấy mình bước hụt chân rơi từ trên cao xuống… gây giật mình choàng tỉnh lại trong trạng thái hốt hoảng sợ hãi. Thủ phạm gây ra những tình huống như vậy là do căng thẳng tâm lý. Phần đông người sống trong đô thị lớn cuộc sống ồn ào, công việc áp lực, lo toan nhiều những vấn đề trong cuộc sống, làm cho tâm lý căng thẳng liên tục thì việc giật mình khi ngủ là xẩy ra thường xuyên. Cũng có thể do tư thế ngủ không đúng, bộ não sẽ nhận biết cơ thể trong trạng thái không thoải mái vì thế khiến giấc ngủ không sâu. Thậm trí não sinh ra những phản ứng đó là cảm giác bị bước hụt chân khiến giật mình tỉnh lại và thay đổi lại tư thế ngủ cho phù hợp. Giật mình cũng gặp trong các bệnh lý như trong tật ngủ ngáy, nghiến răng, tâm thần phân liệt, bệnh tim mạch… Trường hợp của bạn cần phải xem xét nguyên nhân gây giật mình tỉnh giấc. Trước tiên Để khắc phục hiện tượng giấc ngủ không sâu và hay giật mình khi ngủ thì bạn phải thay đổi lại phương thức học tập làm việc và nghỉ ngơi. Học tập và làm việc vừa phải, dành thời gian thư giãn. Ăn ngủ điều độ hợp lý, dành thời gian vui chơi, luyện tập thể dục thể thao đều đặn. Tránh những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, tạo môi trường sống và học tập vui tươi và thoải mái. Bạn cũng cần chữa những bệnh kèm theo nếu có. Chúc bạn sức khỏe!